Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm cho rằng, một số người bỏ bạc triệu mua 10.000 đồng giấy vì muốn lưu giữ kỷ niệm về một tờ tiền đẹp của Việt Nam.
- Từ ngày 1/1/2013, đồng tiền cotton 10.000 đồng và 20.000 đồng chính thức ngừng lưu hành. Là một trong những người chứng kiến sự ra đời và mất đi của tiền cotton, ông có suy nghĩ gì?
- Chuyển từ tiền cotton sang polymer thuộc về chiến lược của Ngân hàng Nhà nước, đây cũng là xu hướng của nhiều quốc gia vì khả năng chống giả của đồng tiền chất liệu polymer tốt hơn. Còn việc ngừng lưu hành các đồng tiền cotton mệnh giá cao, gần đây nhất là thông báo đồng 10.000 đồng và 20.000 đồng hết giá trị lưu hành từ đầu năm 2013 có thể khiến cho một số người tiếc nuối bởi họ có kỷ niệm với những đồng tiền cũ.
- Ông nghĩ sao về hiện tượng nhiều người sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua tờ 10.000 đồng cotton sau khi có quy định ngừng lưu hành?
- Có thể vì họ muốn lưu giữ lại kỷ niệm về một đồng tiền đẹp. Thực tế thì hồi ra đời năm 1994, đồng tiền này nhận được sự yêu thích của người dân do có màu sắc, thiết kế hoa văn đẹp. Dịp Tết nhiều người dùng tờ tiền này để mừng tuổi vì theo quan niệm, màu đỏ là màu may mắn.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm cho biết đồng 10.000 đồng cotton được nhiều người yêu thích từ những ngày đầu nó mới ra đời.
- Hai tờ tiền 10.000 đồng và 20.000 đồng được phát hành dưới thời ông còn làm Thống đốc, việc in được thực hiện như thế nào?
- Tại Việt Nam, việc in tiền cotton trải qua nhiều thời kỳ và mỗi thời kỳ lại được rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh dần. Nhưng về cơ bản, trước khi có nhà máy in tiền quốc gia, tiền cotton của Việt Nam vẫn được in tại nước ngoài, khá phụ thuộc. Được bổ nhiệm làm Thống đốc, tôi cũng đề xuất xây dựng nhà máy in tiền quốc gia và được chấp thuận, nay vẫn còn hoạt động. Những tờ tiền cotton các mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng in năm 1993-1994 cũng được in trên giấy nhập từ nước ngoài, bản kẽm nhập của nước ngoài còn hoa văn và các yếu tố bảo an do cơ quan an ninh thiết kế.
Ngay sau khi phát hành thay thế cho những loại tiền cũ, người dân hào hứng ủng hộ. Ngân hàng Nhà nước cũng rút kinh nghiệm từ những lần in tiền trước đó trong việc chọn chất liệu giấy, hoa văn… Vì thế mà tờ tiền in ra có khả năng bền, chất lượng tốt hơn.
- Một số ý kiến cho rằng, những đồng tiền cotton cũ bị ngừng lưu hành do dễ làm giả. Quan điểm của ông như thế nào?
- Đúng là so với tiền polymer mới thì tiền cotton dễ làm giả hơn dù cũng có các yếu tố bảo an. Tuy vậy, tội phạm tiền giả ngày càng tinh vi, vì thế mà ngay cả tiền polymer mới hiện tại cũng có thể bị làm giả.
- Tuy vậy, cũng nhiều người nói chất lượng của các đồng tiền polymer mới, điển hình là hai đồng 10.000 đồng và 20.000 đồng khá kém?
- Đúng là so với những tờ mệnh giá cao hơn như 200.000 đồng hay 500.000 đồng, tiền polymer loại 10.000 đồng và 20.000 đồng có chất lượng không bằng, dễ bị phai màu mực. Đặc điểm của tiền in lên chất liệu polymer là mực phải có độ bám tốt, nếu độ bám không được xử lý tốt thì màu phai đi rất nhanh. Tiền in bằng giấy cotton không bị bay hay phai màu mực vì có độ bám tốt hơn so với polymer.
- Không chỉ tiền cotton, hiện tại nhiều đồng tiền xu các mệnh giá cũng gần như biến mất trên thị trường và bị từ chối trong lưu thông trong khi tiền giấy mệnh giá tương đương vẫn được sử dụng, vì sao lại như vậy?
- Tiền xu không chỉ biến mất trong lưu thông mà còn được các ngân hàng thu hồi dần về. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là loại tiền này cồng kềnh, không thuận tiện trong thanh toán. Chẳng hạn, với các đồng xu mệnh giá thấp như 200 đồng, 500 đồng, có khi người dân phải cầm ra chợ một nắm to mới có thể mua được mớ rau…
Mục đích cho ra đời tiền xu là để phục vụ một bộ phận thanh toán như điện thoại công cộng, máy bán hàng tự động… Tuy nhiên, vì cồng kềnh dễ rơi mất, và xã hội ngày lại có những hình thức thanh toán hiện đại hơn như trực tuyến, qua thẻ, điện thoại di động phát triển… nên tiền xu bị quên lãng.
Mặt khác, tiền xu có chất lượng chưa tốt, bị xỉn màu, hoen gỉ. Có thể vì vậy mà người dân không thích sử dụng.
- Trong lưu thông hiện nay, có 3 loại tiền song song được sử dụng là tiền giấy cotton, tiền xu và polymer mới. Vậy chi phí để sản xuất các loại tiền này như thế nào, thưa ông?
- Tiền xu có chi phí sản xuất khá cao. Đặc biệt, các mệnh giá tiền xu của Việt Nam hiện nay khá nhỏ, cao nhất cũng chỉ 5.000 đồng. Trong khi đó, lượng nguyên liệu, vật chất để làm ra được một đồng xu có chi phí khá lớn, thậm chí đắt hơn so với mệnh giá. Còn tiền polymer được làm trên chất liệu polymer, in tại nước ngoài nhưng nếu so về chi phí thì đắt hơn so với tiền cotton.
- Ông nghĩ sao khi nhiều người nói, sức sống của những đồng tiền cotton 200 đồng tới 5.000 đồng sẽ lâu bền vì tiền xu cùng mệnh giá đang bị “thất sủng”?
- Cũng có khả năng. Vì tiền xu gần như không còn trong lưu thông. Những mệnh giá nhỏ, người dân có thói quen sử dụng tiền cotton vì gọn nhẹ, chất lượng tốt. Cũng có người nói sớm muộn cũng in tất cả các mệnh giá trên chất liệu polymer, nhưng trước mắt, tiền cotton những mệnh giá nhỏ như 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng và 5.000 đồng vẫn được sử dụng và phát hành mới hàng năm.
- Từ ngày 1/1/2013, đồng tiền cotton 10.000 đồng và 20.000 đồng chính thức ngừng lưu hành. Là một trong những người chứng kiến sự ra đời và mất đi của tiền cotton, ông có suy nghĩ gì?
- Chuyển từ tiền cotton sang polymer thuộc về chiến lược của Ngân hàng Nhà nước, đây cũng là xu hướng của nhiều quốc gia vì khả năng chống giả của đồng tiền chất liệu polymer tốt hơn. Còn việc ngừng lưu hành các đồng tiền cotton mệnh giá cao, gần đây nhất là thông báo đồng 10.000 đồng và 20.000 đồng hết giá trị lưu hành từ đầu năm 2013 có thể khiến cho một số người tiếc nuối bởi họ có kỷ niệm với những đồng tiền cũ.
- Ông nghĩ sao về hiện tượng nhiều người sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua tờ 10.000 đồng cotton sau khi có quy định ngừng lưu hành?
- Có thể vì họ muốn lưu giữ lại kỷ niệm về một đồng tiền đẹp. Thực tế thì hồi ra đời năm 1994, đồng tiền này nhận được sự yêu thích của người dân do có màu sắc, thiết kế hoa văn đẹp. Dịp Tết nhiều người dùng tờ tiền này để mừng tuổi vì theo quan niệm, màu đỏ là màu may mắn.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm cho biết đồng 10.000 đồng cotton được nhiều người yêu thích từ những ngày đầu nó mới ra đời.
- Hai tờ tiền 10.000 đồng và 20.000 đồng được phát hành dưới thời ông còn làm Thống đốc, việc in được thực hiện như thế nào?
- Tại Việt Nam, việc in tiền cotton trải qua nhiều thời kỳ và mỗi thời kỳ lại được rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh dần. Nhưng về cơ bản, trước khi có nhà máy in tiền quốc gia, tiền cotton của Việt Nam vẫn được in tại nước ngoài, khá phụ thuộc. Được bổ nhiệm làm Thống đốc, tôi cũng đề xuất xây dựng nhà máy in tiền quốc gia và được chấp thuận, nay vẫn còn hoạt động. Những tờ tiền cotton các mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng in năm 1993-1994 cũng được in trên giấy nhập từ nước ngoài, bản kẽm nhập của nước ngoài còn hoa văn và các yếu tố bảo an do cơ quan an ninh thiết kế.
Ngay sau khi phát hành thay thế cho những loại tiền cũ, người dân hào hứng ủng hộ. Ngân hàng Nhà nước cũng rút kinh nghiệm từ những lần in tiền trước đó trong việc chọn chất liệu giấy, hoa văn… Vì thế mà tờ tiền in ra có khả năng bền, chất lượng tốt hơn.
- Một số ý kiến cho rằng, những đồng tiền cotton cũ bị ngừng lưu hành do dễ làm giả. Quan điểm của ông như thế nào?
- Đúng là so với tiền polymer mới thì tiền cotton dễ làm giả hơn dù cũng có các yếu tố bảo an. Tuy vậy, tội phạm tiền giả ngày càng tinh vi, vì thế mà ngay cả tiền polymer mới hiện tại cũng có thể bị làm giả.
- Tuy vậy, cũng nhiều người nói chất lượng của các đồng tiền polymer mới, điển hình là hai đồng 10.000 đồng và 20.000 đồng khá kém?
- Đúng là so với những tờ mệnh giá cao hơn như 200.000 đồng hay 500.000 đồng, tiền polymer loại 10.000 đồng và 20.000 đồng có chất lượng không bằng, dễ bị phai màu mực. Đặc điểm của tiền in lên chất liệu polymer là mực phải có độ bám tốt, nếu độ bám không được xử lý tốt thì màu phai đi rất nhanh. Tiền in bằng giấy cotton không bị bay hay phai màu mực vì có độ bám tốt hơn so với polymer.
- Không chỉ tiền cotton, hiện tại nhiều đồng tiền xu các mệnh giá cũng gần như biến mất trên thị trường và bị từ chối trong lưu thông trong khi tiền giấy mệnh giá tương đương vẫn được sử dụng, vì sao lại như vậy?
- Tiền xu không chỉ biến mất trong lưu thông mà còn được các ngân hàng thu hồi dần về. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là loại tiền này cồng kềnh, không thuận tiện trong thanh toán. Chẳng hạn, với các đồng xu mệnh giá thấp như 200 đồng, 500 đồng, có khi người dân phải cầm ra chợ một nắm to mới có thể mua được mớ rau…
Mục đích cho ra đời tiền xu là để phục vụ một bộ phận thanh toán như điện thoại công cộng, máy bán hàng tự động… Tuy nhiên, vì cồng kềnh dễ rơi mất, và xã hội ngày lại có những hình thức thanh toán hiện đại hơn như trực tuyến, qua thẻ, điện thoại di động phát triển… nên tiền xu bị quên lãng.
Mặt khác, tiền xu có chất lượng chưa tốt, bị xỉn màu, hoen gỉ. Có thể vì vậy mà người dân không thích sử dụng.
- Trong lưu thông hiện nay, có 3 loại tiền song song được sử dụng là tiền giấy cotton, tiền xu và polymer mới. Vậy chi phí để sản xuất các loại tiền này như thế nào, thưa ông?
- Tiền xu có chi phí sản xuất khá cao. Đặc biệt, các mệnh giá tiền xu của Việt Nam hiện nay khá nhỏ, cao nhất cũng chỉ 5.000 đồng. Trong khi đó, lượng nguyên liệu, vật chất để làm ra được một đồng xu có chi phí khá lớn, thậm chí đắt hơn so với mệnh giá. Còn tiền polymer được làm trên chất liệu polymer, in tại nước ngoài nhưng nếu so về chi phí thì đắt hơn so với tiền cotton.
- Ông nghĩ sao khi nhiều người nói, sức sống của những đồng tiền cotton 200 đồng tới 5.000 đồng sẽ lâu bền vì tiền xu cùng mệnh giá đang bị “thất sủng”?
- Cũng có khả năng. Vì tiền xu gần như không còn trong lưu thông. Những mệnh giá nhỏ, người dân có thói quen sử dụng tiền cotton vì gọn nhẹ, chất lượng tốt. Cũng có người nói sớm muộn cũng in tất cả các mệnh giá trên chất liệu polymer, nhưng trước mắt, tiền cotton những mệnh giá nhỏ như 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng và 5.000 đồng vẫn được sử dụng và phát hành mới hàng năm.