Theo dự thảo xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài chính tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, mức phạt cao nhất khi hủy hoại tiền Việt Nam lên tới 2 tỷ đồng.
Theo quy định của dự thảo, các vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng bao gồm các vi phạm về giấy phép thành lập và hoạt động; cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm toán; huy động vốn và cấp tín dụng; hoạt động ngoại hối; mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản… bên cạnh một số hành vi khác. Mức phạt cao nhất lên tới 2 tỷ đồng với các hành vi như: tiếp tục hoạt động khi đã bị đình chỉ, hoạt động không giấy phép, thay đổi thời gian hoạt động, chia tách, hợp nhất và sáp nhập các ngân hàng...
Riêng các vi phạm về huy động vốn, dự thảo nêu rõ, mức phạt cho hành vi lợi dụng quyền hạn để thu lợi cho cá nhân, gây thiệt hại cho ngân hàng từ 50 triệu tới 100 triệu đồng, từ 300 tới 600 triệu đồng với việc nhận tiền gửi sai quy định. Các vi phạm về lãi suất huy động cũng bị phạt từ 50 triệu đồng tới 1 tỷ đồng. Cụ thể, ngân hàng không niêm yết công khai lãi suất huy động, phí cung ứng dịch vụ sẽ bị phạt 50-100 triệu đồng. Riêng hành vi huy động vốn với lãi suất cao hơn quy định, mức phạt cao nhất có thể lên tới 1 tỷ đồng.
Theo dự thảo, mức phạt cao nhất đối với hành vi hủy hoại đồng tiền Việt Nam có thể lên tới 2 tỷ đồng.
Với cho vay, mức phạt thấp nhất là 50-100 triệu đồng đối với hành vi lưu trữ hồ sơ cấp tín dụng trái quy định. Việc kiểm tra, giám sát quá trình vay, sử dụng vốn, trả nợ không đúng quy định bị phạt tiền từ 100 triệu đồng tới 300 triệu đồng. Mức phạt cao nhất trong hoạt động cho vay là từ 600 triệu đồng tới 1,2 tỷ đồng đối với một trong những hành vi như cấp tín dụng với khách hàng không đủ điều kiện, vi phạm giới hạn cho vay… Về ủy thác đầu tư, nhận ủy thác đầu tư không đúng quy định, mức phạt cao nhất từ 500 triệu tới 1 tỷ đồng.
Về lĩnh vực vàng, ngoại tệ, theo quy định của dự thảo, mức phạt cao nhất sẽ từ 400 triệu tới 1,2 tỷ đồng cho một trong những hành vi: cho vay, cho thuê tài chính, trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định; chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam; kinh doanh, mua bán vàng miếng không đúng quy định; không bán ngoại tệ thu được cho ngân hàng… Cá nhân, tổ chức mua bán ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt từ 500 triệu đồng tới 1,5 tỷ đồng. Xuất nhập khẩu vàng và ngoại tệ trái phép sẽ phải đối mặt với mức phạt khá nặng nề là 1 tỷ đồng tới 2 tỷ đồng. Trước đó, mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm trong việc niêm yết giá và kinh doanh trái phép vàng, ngoại tệ trong Nghị định 95 có hiệu lực thi hành từ 20/10/2011 là 500 triệu đồng.
Những vi phạm về việc sử dụng đồng tiền Việt Nam có mức phạt rất cao, lên tới 100-200 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa tiền Việt Nam và 1-2 tỷ đồng khi sao chụp, sử dụng bố cục một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn đồng tiền không đúng quy định hoặc hủy hoại tiền Việt Nam.
Nếu được thông qua, Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013.
Theo quy định của dự thảo, các vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng bao gồm các vi phạm về giấy phép thành lập và hoạt động; cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm toán; huy động vốn và cấp tín dụng; hoạt động ngoại hối; mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản… bên cạnh một số hành vi khác. Mức phạt cao nhất lên tới 2 tỷ đồng với các hành vi như: tiếp tục hoạt động khi đã bị đình chỉ, hoạt động không giấy phép, thay đổi thời gian hoạt động, chia tách, hợp nhất và sáp nhập các ngân hàng...
Riêng các vi phạm về huy động vốn, dự thảo nêu rõ, mức phạt cho hành vi lợi dụng quyền hạn để thu lợi cho cá nhân, gây thiệt hại cho ngân hàng từ 50 triệu tới 100 triệu đồng, từ 300 tới 600 triệu đồng với việc nhận tiền gửi sai quy định. Các vi phạm về lãi suất huy động cũng bị phạt từ 50 triệu đồng tới 1 tỷ đồng. Cụ thể, ngân hàng không niêm yết công khai lãi suất huy động, phí cung ứng dịch vụ sẽ bị phạt 50-100 triệu đồng. Riêng hành vi huy động vốn với lãi suất cao hơn quy định, mức phạt cao nhất có thể lên tới 1 tỷ đồng.
Theo dự thảo, mức phạt cao nhất đối với hành vi hủy hoại đồng tiền Việt Nam có thể lên tới 2 tỷ đồng.
Với cho vay, mức phạt thấp nhất là 50-100 triệu đồng đối với hành vi lưu trữ hồ sơ cấp tín dụng trái quy định. Việc kiểm tra, giám sát quá trình vay, sử dụng vốn, trả nợ không đúng quy định bị phạt tiền từ 100 triệu đồng tới 300 triệu đồng. Mức phạt cao nhất trong hoạt động cho vay là từ 600 triệu đồng tới 1,2 tỷ đồng đối với một trong những hành vi như cấp tín dụng với khách hàng không đủ điều kiện, vi phạm giới hạn cho vay… Về ủy thác đầu tư, nhận ủy thác đầu tư không đúng quy định, mức phạt cao nhất từ 500 triệu tới 1 tỷ đồng.
Về lĩnh vực vàng, ngoại tệ, theo quy định của dự thảo, mức phạt cao nhất sẽ từ 400 triệu tới 1,2 tỷ đồng cho một trong những hành vi: cho vay, cho thuê tài chính, trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định; chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam; kinh doanh, mua bán vàng miếng không đúng quy định; không bán ngoại tệ thu được cho ngân hàng… Cá nhân, tổ chức mua bán ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt từ 500 triệu đồng tới 1,5 tỷ đồng. Xuất nhập khẩu vàng và ngoại tệ trái phép sẽ phải đối mặt với mức phạt khá nặng nề là 1 tỷ đồng tới 2 tỷ đồng. Trước đó, mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm trong việc niêm yết giá và kinh doanh trái phép vàng, ngoại tệ trong Nghị định 95 có hiệu lực thi hành từ 20/10/2011 là 500 triệu đồng.
Những vi phạm về việc sử dụng đồng tiền Việt Nam có mức phạt rất cao, lên tới 100-200 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa tiền Việt Nam và 1-2 tỷ đồng khi sao chụp, sử dụng bố cục một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn đồng tiền không đúng quy định hoặc hủy hoại tiền Việt Nam.
Nếu được thông qua, Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013.